Thứ Ba, 31 tháng 3, 2009

Quán quân bơi lội :)

Tình hình đồ án có vẻ căng thẳng quá hỉ.
Có rất nhiều người than thở là nhiều bài quá, yêu cầu cao quá...
Nhưng sự thật là lớp mình đã được cắt giảm 1 số bài tập của môn KTTH để dồn thời gian đó cho bài đồ án. (Lẽ ra thì các em phải làm riêng 1 bài khổ A1 cho môn này đó!)
Đồ án này còn nhẹ, lại được dồn thêm thời gian của môn KTTH, đến đồ án kỳ sau sẽ ko có môn KTTH nữa mà thay vào đó là 1 môn khó tương đương, lúc đó làm sao lên bài nổi?!!
Thôi thì chúng ta đã "trót dại" học NThất rồi thì ráng chịu cực mai mốt... chịu khổ chứ sao giờ! :D
Nước đã đến ngang cằm rồi, giờ là lúc phải tự bơi đi thôi, cố lên, các tình yêu! :D
--
cN.

Sáng thứ 3 chấm bài đúng 9h sáng, zận động ziên nào về đích quá giờ, cứ 15p trừ 0.5 điểm. Không có ngoại lệ! Thức cả đêm làm ko biết được mấy điểm, trễ 15p hết 0.5, uổng lắm à nghen! ;)

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2009

1 số ký hiệu trong bản vẽ KTrúc, NThất.


Tỉ lệ của bản vẽ: là tỉ lệ giữa kích thước của hình trên thực tế với hình trên bản vẽ. Tỉ lệ phải chẵn để dễ theo dõi, tính toán thông số.
Chữ ghi chú tỉ lệ phải ở dưới hoặc bên phải của tên hình vẽ. Tên hình vẽ ghi bằng chữ in hoa, cao 5 - 6mm, chữ ghi chú tỉ lệ cao khoảng 2,5mm. (xem ví dụ ở dưới)
Ký hiệu đánh dấu tâm đường tròn, cung tròn. Có thể đánh dấu bằng chữ thập nhỏ, hoặc ằng 2 nét chấm gạch mảnh giao nhau, chú ý vị trí giao nhau phải là nét gạch, ko được giao nhau tại vị trí chấm (1 số trường hợp thay chấm bằng nét ngắn như dưới đây), cũng không được để giao nhau ở khoảng trắng.



Đánh dấu các trục trên mặt bằng để dễ theo dõi các vị trí hướng nhìn... trên mặt đứng, mặt cắt của những công trình lớn (ai théc méc nó đánh dấu như thế nào thì hỏi, tui chỉ, viết đây dài dòng quá).





Ký hiệu vị trí cắt trên MB. Nét chấm gạch mảnh là vết của mặt phẳng cắt, giới hạn 2 đầu bằng 2 nét đậm dài khoảng 3-5mm là vừa. Mũi tên chỉ hướng nhìn. Chữ A ở 2 đầu vết cắt là để đặt tên cho vết cắt, sau này vẽ mặt cắt còn biết để gọi, ví dụ "Mặt cắt A-A".

KTS lẫn Designer đều "lắm trò" nhiều khi còn sáng tạo ra các kiểu ghi khác nữa, ví dụ như sau:


... Nhưng mà phải được chấp nhận bởi số đông nhé, mấy em đừng có sáng tác ra kiểu có mình mình đọc được đấy! ;)

Vẽ triển khai nội thất có thể ko vẽ mặt cắt mà vẽ mặt đứng tường bên trong phòng, nếu vậy thì ko ký hiệu vết cắt kiểu trên mà có thể ký hiệu hướng nhìn như sau: (cái ký hiệu này đặt trên MB nhé)

Đánh dấu chỉ thị chi tiết: Trong trường hợp muốn phóng to 1 phần của bản vẽ lên thì khoanh tròn chỗ cần phóng, ghi ký hiệu này vào. Nếu hình phóng to nằm ngay trên cùng tờ giấy thì chữ số bên dưới được thay bằng dấu gạch ngang. Nếu hình phóng to nằm trên tờ giấy khác thì chữ số bên dưới là số của bản vẽ có hình gốc.

Dấu chỉ thị cấu tạo: Từ phía chữ số đi vào, chạm vào vật thể ở phần nào trước thì ghi chú phần đó trước, lần lượt cho đến hết.

Dấu chỉ thị cửa đi, cửa sổ. Hình thoi có thể thay bằng hình tròn. Chú ý tránh tránh ko nhầm lẫn với ký hiệu trục.
Dấu chỉ thị hướng di chuyển, hướng dốc (chiều mũi lên là chiều đi lên).







Cách ghi kích thước: Đường kích thước nằm ngang (ghi trên, dưới vật thể) thì con số nằm ngang, bên trên đường ghi kích thước, cao cỡ 2,5mm. Đường kích thước nằm dọc (ghi bên phải, trái vật thể) thì con số cũng nằm dọc, bên trái đường ghi kích thước. Kích thước chi tiết luôn nằm bên trong, kích thước bao nằm bên ngoài. Ưu tiên ghi kích thước tổng bên dưới hoặc bên phải của vật thể. Ghi tối đa 3 đường kích thước mỗi phía, không ghi quá nhiều đường sẽ bị rối. Khoảng cách giữa các đường kích thước cách nhau khoảng 7mm là vừa.



Cách ghi kích thước của vật đối xứng qua trục:

Cách ghi kích thước của vật có nhiều thành phần bằng nhau:


Ghi kích thước cho các cung tròn:

Ghi kích thước cho các góc:



Còn nhìu mà post mệt quá, hic.

--

cN.

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2009

bố cục màu trong nội thất !

các bạn nhấp vào hình để xem ảnh lớn hơn !

















by:Cô Nhàn
( rw :kim)

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2009

Vẽ phần phụ cho phối cảnh NT.

So sánh 2 hình sau các bạn sẽ thấy rõ hiệu quả của những thứ linh tinh tưởng chừng như "ko có cũng được" trong 1 phối cảnh nội thất.


Hình phía trên mặc dù tả khối, tả chất liệu, màu kĩ hơn cả hình dưới nhưng không sinh động bằng. Hình dưới có cái gì đó trông gần gũi hơn, thật hơn. Hmm... gọi là "có hơi người" hơn, nhỉ! :)

--

c.N

Bố cục đồ án - tham khảo.

Các bạn xem 1 số bố cục đồ án tốt. Xem trên lớp rùi nhưng cũng post để ai thích load thì load :)

H1: Cách thể hiện phối cảnh không dùng khung bao hình chữ nhật bên ngoài làm cho phối cảnh không bị cô lập, đủ chỗ cho các thành phần khác của bản vẽ dễ dàng bố trí xung quanh đó. Người vẽ ko lên màu cho phối cảnh phụ (góc cầu thang), như thế lại tốt hơn.

H2: Cái này bố cục khá chặt và cũng lạ lạ. Mảng màu đen có thể dùng bằng giấy đen, hoặc dùng màu quét cho giấy trắng thành đen, vẽ bút trắng lên, tạo hiệu quả âm bản. Cái phối cảnh hơi nhỏ so với yêu cầu bài, hình tham khảo thì to quá. Chưa thấy tên bài (ví dụ: Đồ án NT Nhà ở), có thể bài này có 1 bảng khác nữa (?!)

H3: Cái này mảng chia cũng được được, nhưng góc quay theo chiều kim đồng hồ nhìn ko thuận mắt lắm. Quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ như hình 2 nhìn thuận hơn. Màu sắc hơi bị "non", chữ viết phăng quá đọc ko ra.


H4: Bài này cắt mảng rất khéo, cắt theo các đường tụ về 2 điểm tụ của phối cảnh, vẽ 1 phần của mặt cắt dọc cho ngta thấy được các cao độ của sàn. Mảng tối cũng ko phải đen hoàn toàn, có chỗ chỉ dùng nét sọc sọc của bút sắt để nó xam xám vừa phải.

H5: Bài này vẽ nguyên 1 phối cảnh từ ngoài vào trong, lên màu và chi tiết kĩ bên trong nhà, bên ngoài chỉ dùng nét là 1 ý hay, nhưng phần màu có vẻ ít quá.

H6: Mảng chia tạm được, nhưng màu nền cam bị non quá, chói. Hình vẽ trên nền cam chưa đủ độ đậm nên bị "chìm xuồng" :) Chữ "ĐỒ ÁN" to đoành! Chữ to nhất bằng dòng màu đen là vừa, nhỏ hơn tí càng tốt. Phối cảnh nhỏ quá, và màu thực sự của không gian hơi mờ nhạt, có lẽ do mảng màu cam lấn át hết rồi.

H7: Hình thức của phần đồ họa thêm vào phải phù hợp với nội dung, tính chất của không gian. Nếu mấy cái ghế không bay lộn xộn quá thì sẽ tốt hơn.

--

cN.

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2009

đồ án công viên

Tham khảo đồ án : Sân vườn công viên và mô hình.





































by : mrkim