Thứ Tư, 25 tháng 3, 2009

1 số ký hiệu trong bản vẽ KTrúc, NThất.


Tỉ lệ của bản vẽ: là tỉ lệ giữa kích thước của hình trên thực tế với hình trên bản vẽ. Tỉ lệ phải chẵn để dễ theo dõi, tính toán thông số.
Chữ ghi chú tỉ lệ phải ở dưới hoặc bên phải của tên hình vẽ. Tên hình vẽ ghi bằng chữ in hoa, cao 5 - 6mm, chữ ghi chú tỉ lệ cao khoảng 2,5mm. (xem ví dụ ở dưới)
Ký hiệu đánh dấu tâm đường tròn, cung tròn. Có thể đánh dấu bằng chữ thập nhỏ, hoặc ằng 2 nét chấm gạch mảnh giao nhau, chú ý vị trí giao nhau phải là nét gạch, ko được giao nhau tại vị trí chấm (1 số trường hợp thay chấm bằng nét ngắn như dưới đây), cũng không được để giao nhau ở khoảng trắng.



Đánh dấu các trục trên mặt bằng để dễ theo dõi các vị trí hướng nhìn... trên mặt đứng, mặt cắt của những công trình lớn (ai théc méc nó đánh dấu như thế nào thì hỏi, tui chỉ, viết đây dài dòng quá).





Ký hiệu vị trí cắt trên MB. Nét chấm gạch mảnh là vết của mặt phẳng cắt, giới hạn 2 đầu bằng 2 nét đậm dài khoảng 3-5mm là vừa. Mũi tên chỉ hướng nhìn. Chữ A ở 2 đầu vết cắt là để đặt tên cho vết cắt, sau này vẽ mặt cắt còn biết để gọi, ví dụ "Mặt cắt A-A".

KTS lẫn Designer đều "lắm trò" nhiều khi còn sáng tạo ra các kiểu ghi khác nữa, ví dụ như sau:


... Nhưng mà phải được chấp nhận bởi số đông nhé, mấy em đừng có sáng tác ra kiểu có mình mình đọc được đấy! ;)

Vẽ triển khai nội thất có thể ko vẽ mặt cắt mà vẽ mặt đứng tường bên trong phòng, nếu vậy thì ko ký hiệu vết cắt kiểu trên mà có thể ký hiệu hướng nhìn như sau: (cái ký hiệu này đặt trên MB nhé)

Đánh dấu chỉ thị chi tiết: Trong trường hợp muốn phóng to 1 phần của bản vẽ lên thì khoanh tròn chỗ cần phóng, ghi ký hiệu này vào. Nếu hình phóng to nằm ngay trên cùng tờ giấy thì chữ số bên dưới được thay bằng dấu gạch ngang. Nếu hình phóng to nằm trên tờ giấy khác thì chữ số bên dưới là số của bản vẽ có hình gốc.

Dấu chỉ thị cấu tạo: Từ phía chữ số đi vào, chạm vào vật thể ở phần nào trước thì ghi chú phần đó trước, lần lượt cho đến hết.

Dấu chỉ thị cửa đi, cửa sổ. Hình thoi có thể thay bằng hình tròn. Chú ý tránh tránh ko nhầm lẫn với ký hiệu trục.
Dấu chỉ thị hướng di chuyển, hướng dốc (chiều mũi lên là chiều đi lên).







Cách ghi kích thước: Đường kích thước nằm ngang (ghi trên, dưới vật thể) thì con số nằm ngang, bên trên đường ghi kích thước, cao cỡ 2,5mm. Đường kích thước nằm dọc (ghi bên phải, trái vật thể) thì con số cũng nằm dọc, bên trái đường ghi kích thước. Kích thước chi tiết luôn nằm bên trong, kích thước bao nằm bên ngoài. Ưu tiên ghi kích thước tổng bên dưới hoặc bên phải của vật thể. Ghi tối đa 3 đường kích thước mỗi phía, không ghi quá nhiều đường sẽ bị rối. Khoảng cách giữa các đường kích thước cách nhau khoảng 7mm là vừa.



Cách ghi kích thước của vật đối xứng qua trục:

Cách ghi kích thước của vật có nhiều thành phần bằng nhau:


Ghi kích thước cho các cung tròn:

Ghi kích thước cho các góc:



Còn nhìu mà post mệt quá, hic.

--

cN.

1 nhận xét:

  1. Bạn có dựa trên tiêu chuẩn gì không hay chỉ là theo kinh nghiệm và theo những gì học được?

    Trả lờiXóa