Thứ Năm, 12 tháng 2, 2009

Môn học Đồ án Nội thất ở STU có gì khác?

Nếu các bạn để ý ở các trường dạy Design khác trong cùng TP này như trường Kiến trúc, Văn Lang, KTCN… sẽ thấy thời lượng dành cho mỗi đồ án Nội thất thường chỉ là 45 tiết, và mỗi học kỳ có khoảng 3-5 đồ án. Tuy nhiên, ở khoa Design của STU chúng ta chỉ có 2 đồ án/học kỳ, và thời lượng của mỗi đồ án là 60 tiết, học trong 7,5 tuần. Vì sao có sự khác biệt này?
Ở các trường bạn, môn học đồ án bắt đầu bằng 1 buổi giảng đề, GV sẽ tóm lược những nguyên tắc thiết kế loại hình công trình mà đồ án nhắm tới (VD đồ án nhà ở, đồ án sân vườn – công viên, đồ án trường học…), sau đó đưa ra đề bài trong đó sẽ có yêu cầu cụ thể và cách thức đánh giá kết quả… gửi đến SV.
Yêu cầu của Đồ án ở các trường bạn thông thường là ngay sau buổi giảng đề mỗi SV sẽ tìm cho mình 1 bộ hồ sơ kiến trúc có sẵn, sau đó đưa ra phương án thiết kế nội thất cho công trình cụ thể đó. GV sẽ sửa phương án trên từng bài (1GV phụ trách 1 nhóm SV khoảng 15-20 em) liên tục cho đến tuần cuối cùng. Tuần cuối cùng SV có nhiệm vụ thể hiện ý tưởng đó trên các bản vẽ khổ A1 (những đồ án đầu thể hiện bằng tay, 1 số đồ án cuối quá trình học thì thể hiện bằng máy). Hiện nay hầu hết các trường đều không đủ điều kiện cơ sở vật chất để SV Nội thất lên bài tập trung tại các họa thất ở trường trong giờ lv, do đó SV NT thường được lên bài riêng tại nhà (hix, ko biết có nhờ vả ai ko?!!!), buổi cuối cùng SV sẽ mang bài lên dán vào bảng A1, GV sẽ tập trung bài vào 1 phòng lớn và lập 1 hội đồng chấm ngay trong buổi đó, SV được thông báo điểm vào cuối buổi.
Ở trường chúng ta, Đồ án cũng sẽ bắt đầu bằng 1 buổi giảng đề, đề bài sẽ được chuyển đến cho các em ngay trong buổi này, trong đề sẽ ghi rõ mục đích môn học, yêu cầu cụ thể đối với SV, cách thức đánh giá kết quả.
Mỗi học kỳ SV NT của STU chỉ có 2 đồ án, nhưng yêu cầu của đồ án sẽ khắt khe hơn, bao gồm phần nghiên cứu và phần ứng dụng (yêu cầu và thời lượng tương đương với đồ án tổng hợp, hay còn gọi là đồ án tiền tốt nghiệp của các trường bạn). Quan điểm của BCN khoa là chúng ta sẽ học phương pháp nghiên cứu, phân tích các nguyên tắc và điều kiện (giả thuyết) xoay quanh từng loại hình công trình, sau đó mới đưa vào ứng dụng để thiết kế không gian nội thất cho công trình cụ thể. Quan trọng là phương pháp luận, không quan trọng đó là công trình gì, chủ đề của đồ án thực ra chỉ là 1 cái cớ để chúng ta có hướng cùng nghiên cứu và có 1 cơ sở chung để đánh giá, so sánh giữa các bài với nhau, thế thôi. Vì vậy, hệ thống đồ án của STU không phân chia cụ thể như các trường khác mà chỉ chia theo loại hình công trình. Chúng ta có tất cả 9 đồ án trong suốt khóa học (đồ án bắt đầu từ HK4 – tức là học kỳ thứ 2 sau khi SV được phân ngành).
- HK4:
+ Đồ án 1 – Công trình nhà ở.
+ Đồ án 2 – Công trình sân vườn, công viên.
- HK5:
+ Đồ án 3 – Công trình trưng bày.
+ Đồ án 4 – Công trình Văn phòng công sở.
- HK6:
+ Đồ án 5 – Công trình dịch vụ giải trí.
+ Đồ án 6 – Công trình văn hóa giáo dục.
- HK7:
+ Đồ án tự chọn.
+ Đồ án Tổng hợp.
- HK8: Đồ án tốt nghiệp.
Yêu cầu của Đồ án của trường chúng ta sẽ gồm 2 phần:
- Phần nghiên cứu: Khi giảng đề, GV chỉ đưa ra những nguyên tắc chung khi thiết kế loại hình công trình mà đồ án nhắm tới, ví dụ nói về Nhà ở, GV sẽ hướng dẫn các em những nguyên tắc thiết kế nhà ở để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của gia đình là như thế nào, cách bố trí không gian, phân chia phòng ốc, lối giao thông, trang thiết bị đồ đạc sẽ có những quy chuẩn cụ thể về kích thước, vật liệu,… ra sao. Tuy loại hình nhà ở có những nguyên tắc chung như vậy, song lại còn phân chia theo rất nhiều hướng khác nhau nữa. Ví dụ: Tùy vào điều kiện tài chính của gia chủ, nhà ở sẽ tổ chức theo quy mô không gian khác nhau như Biệt thự vườn, biệt thự liên kế, nhà phố, chung cư,… Tùy vào điều kiện khí hậu của vùng miền, nhà ở cũng sẽ có những đặc điểm khác nhau. Tùy vào văn hóa, nếp sống của vùng miền, dân tộc, nhà ở cũng khác nhau. Đó sẽ là các hướng để SV chọn và nghiên cứu sâu hơn về nhà ở, sau đó sẽ tổng hợp những gì các em nghiên cứu được để viết tiểu luận và thuyết trình trước lớp. Các SV chọn cùng 1 hướng nhiên cứu sẽ làm tiểu luận chung nhóm, SV cũng có thể làm tiểu luận theo mỗi cá nhân nếu không có “đồng minh”.
- Phần ứng dụng: Mỗi SV chọn 1 hồ sơ kiến trúc có sẵn, ứng dụng những kiến thức đã thu thập được trong phần nghiên cứu để đưa ra ý tưởng thiết kế cụ thể cho không gian đó. GV và SV làm việc với nhau liên tục trong suốt quá trình phác thảo và hoàn chỉnh phương án, mỗi tuần gặp nhau 2 buổi tại phòng sửa bài. Tuần cuối cùng SV lên bài tập trung tại họa thất. Việc lên bài tập trung tại trường tốt hơn rất nhiều so với lên bài tại nhà, thay vì chỉ nhìn thấy bài của mình trong suốt quá trình làm việc, SV lên bài tại trường sẽ có sự so sánh với bài của các bạn mình, từ đó có sự học hỏi và cố gắng điều chỉnh, nâng cao hiệu quả bài của mình. Tiêu chí của đồ án là sáng tạo và thực tế, trong quá trình sáng tạo, yêu cầu SV phải nghĩ đến giải pháp thực hiện ý tưởng của mình, bám sát kỹ thuật thi công, vật liệu hiện có... (những kiến thức này các em sẽ được hướng dẫn và tự nghiên cứu thêm trong các môn Cấu tạo NT, Vật liệu NT, …). Còn cụ thể trong mỗi bản vẽ đồ án phải có những thành phần gì thì trong các entry khác viết về mỗi đồ án cụ thể tui sẽ nói để các em rõ hơn ;)
Đồ án 1 đã bắt đầu rồi, mong rằng entry này sẽ giúp các em hình dung rõ hơn công việc sắp tới của chúng ta.
Nhóm GVHD đồ án 1:
+ Thầy Phùng Bá Đông.
+ Cô Lê Nguyễn Quỳnh Chi.
+ Cô Hồ T Thanh Nhàn.
+ Cô Nguyễn Tú Trân.
Nếu có théc méc chi, cứ truy tìm tung tích 4 vị tà thần trên mà hỏi! ;)
--
Viết bởi: cô Nhàn.
Email: rotring85@yahoo.com.

3 nhận xét:

  1. co^ oi.. co^ dua them may cai' do` an' dot truot (may cai do` an ma co cho coi a'>.<) len blog duoc ko? co post len cho tui en them khao?..do^i o*n co^

    Trả lờiXóa
  2. ai có đồ án cong sở không cho em 1 cái?em cảm ơn nhiều lắm?hjxxx?

    Trả lờiXóa